Nghiên cứu khoa học nên do ai quản lý? | Controlling scientific research – Arrowenglish

Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học trong việc phát triển quốc gia. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là: việc quản lý nghiên cứu khoa học nên được trao cho ai – chính phủ hay các công ty tư nhân?

Đề thi này nằm trong danh sách tổng hợp đề Task 2 tháng 8/2021. Nếu bạn chưa xem, bấm vào đây nhé.

Đăng ký test trình độ MIỄN PHÍ nhận ngay lộ trình chinh phục IELTS 7.0+ tại đây.

Task question:

Many people believe that scientific research should be carried out and controlled by governments rather than private companies. To what extent do you agree or disagree? (12/08/2021)

(Nhiều người cho rằng nghiên cứu khoa học nên do chính phủ thực hiện và quản lý thay vì các công ty tư nhân. Bạn có đồng ý với quan điểm này không?)

Dàn ý:

Mở bài: Trình bày ý kiến bản thân – khẳng định vai trò quan trọng của cả 2 bên đối với nghiên cứu khoa học và sự phát triển xã hội

Thân bài 1: Lý do tại sao chính phủ nên nắm vai trò chủ chốt

  • Lý do 1: Chính phủ có thể bảo đảm tính đạo đức và an toàn của nghiên cứu khoa học >>> Triển khai: Giảm thiểu rủi ro các kết quả nghiên cứu được sử dụng trái pháp luật, như khủng bố hoặc quá trình nghiên cứu phi nhân đạo.
  • Lý do 2: Thường chính phủ sẽ ưu tiên các nghiên cứu có ích cho xã hội >>> Triển khai: Ví dụ như các nghiên cứu về vaccine hoặc phương pháp điều trị ung thư thường nhận được trợ cấp và đem lại lợi ích cho xã hội.

Thân bài 2: Lý do tại sao công ty tư nhân cũng cần được phép tham gia nghiên cứu khoa học

  • Lý do 1: Khi các công ty cạnh tranh để thu hút khách hàng, giá thành các kết quả nghiên cứu sẽ rẻ hơn. >>> Triển khai: Những cải tiến không ngừng của smartphone như nhận diện dấu phân tay lúc ban đầu là một tính năng cao cấp nhưng nay đã trở thành bình dân.
  • Lý do 2: Các công ty có thể đóng góp các giải pháp sáng tạo thông qua nghiên cứu >>> Triển khai: Ví dụ như phương pháp đóng gói hàng hóa sử dụng công thái học của Nhật sẽ khó có thể được phát triển vì được Chính phủ xem là một vấn đề thứ yếu so với những vấn đề cấp thiết khác như biến đổi khí hậu hay an sinh xã hội.

Kết bài: Lặp lại quan điểm 

Sau khi đã hiểu đề và dàn ý, cùng đọc bài mẫu band 7+ của cô Thảo Lê (8.5 IELTS overall) – giáo viên Writing tại Arrowenglish nhé!

Paraphrases (thay thế các từ trong câu hỏi)

  • scientific research = the conduct of research
  • governments or private companies =  public or private groups

Vocab highlight

  1. in contention (adj): đang tranh cãi
  2. (to) assume the primary role: đảm nhiệm vai trò chính
  3. ethical (adj): phù hợp với đạo đức
  4. terrorist activity (n): hoạt động khủng bố
  5. test subject (n): đối tượng thí nghiệm
  6. inhumane treatment (n): cách đối xử vô nhân đạo
  7. (to) prioritise: ưu tiên
  8. grant (n): trợ cấp (thường từ chính phủ)
  9. preventable cause (n): nguyên nhân có thể phòng tránh được
  10. (to) partake (in sth): tham gia
  11. biometric authentication (n): sinh trắc học xác thực
  12. mainstream (adj): chính lưu, phổ biến rộng rãi
  13. innovative (adj): sáng tạo, cách tân
  14. ergonomic (adj): mang tính công thái học
  15. secondary (to sth) (adj): thứ yếu
  16. (to) monitor: giám sát

Teacher’s tip

Ngoài specific vocabulary cho từng chủ đề trong câu hỏi, để viết bài chắc và chặt chẽ, hãy chú ý những cụm từ màu xanh cô Thảo dùng để chuyển ý nhé (Cohesive devices).

—————————————————

THEO DÕI ARROWENGLISH ĐỂ CẬP NHẬT THÊM CÁC BÀI GIẢI MẪU VÀ KIẾN THỨC CHO KỲ THI IELTS CÁC BẠN NHÉ! 

Mới nhất từ Krystal Tran

facebook youtube email