6 Lầm Tưởng Phổ Biến Có Thể Hạ Điểm IELTS Speaking Của Bạn
IELTS Speaking là một trong những phần thi quan trọng nhất của kỳ thi IELTS, đánh giá khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của thí sinh. Tuy nhiên, nhiều bạn thường mắc phải những lầm tưởng phổ biến có thể ảnh hưởng trực tiếp đến điểm thi. Với bài viết này Arrowenglish sẽ giúp bạn hiểu thêm về 6 lầm tưởng thường gặp và cách để bạn tránh mắc phải chúng nhé!
1. Yêu cầu giám khảo lặp lại câu hỏi sẽ bị điểm thấp?
KHÔNG!
Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu giám khảo lặp lại câu hỏi một hoặc hai lần nếu bạn không hiểu rõ. Đặc biệt trong phần 1, giám khảo không được phép diễn giải lại câu hỏi, họ chỉ lặp lại chính xác từng từ ngữ của câu hỏi gốc. Đối với phần 3, giám khảo thậm chí có thể giúp bạn giải thích một số từ khó.
Quan trọng là nếu bạn có thể dùng khả năng tiếng Anh của mình để giao tiếp hiệu quả thì đã là một điểm cộng to bự trong tổng điểm của mình rồi nè.
2. Trả lời câu hỏi càng dài càng tốt?
KHÔNG!
Chất lượng hơn số lượng! Khi mới bước vào phòng thi, giám khảo sẽ hỏi tên, quê quán và yêu cầu xem CMND/CCCD của bạn. Ở bước này, bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn trong 1 câu.
Các câu trả lời trong phần 1 nên gói gọn trong 2-3 câu, đừng cố kéo dài nó ra bằng những chi tiết xung quanh nhưng lại không quá liên quan đến chủ đề câu hỏi nhé! Giảm khảo có thể sẽ ngắt lời bạn để đến câu tiếp theo, điều này dễ dẫn đến tâm lí lo lắng và ảnh hưởng đến tinh thần của các bạn khi thi.
Đối với phần 3, câu trả lời lý tưởng là dài 7-9 câu. Vì đây là phần thi thảo luận nên giảm khảo rất có thể sẽ hỏi ngược lại bạn để phản biện cho những gì bạn vừa trình bày, điều này không có nghĩa là bạn nói gì sai đâu nhé, đó chỉ là một phần của bài thi thôi, bạn cứ bình tĩnh tự tin diễn đạt tốt những ý tưởng mà mình có là ăn điểm nè.
3. Không nói sự thật sẽ bị điểm thấp?
KHÔNG!
Giám khảo chỉ tập trung đánh giá cách bạn trả lời (Sự trôi chảy và Phát âm) và ngôn ngữ bạn sử dụng (Ngữ pháp và Từ vựng). Vì thế, nếu bạn cảm thấy việc sáng tạo ra một câu chuyện hoặc ý tưởng nào đó có thể giúp bạn nói dễ dàng hơn so với việc cố gắng nhớ lại thì bạn cứ thoải mái mà tự tin sáng tạo nhé.
4. Nói ít hơn 2 phút sẽ bị điểm thấp?
KHÔNG!
Nói lưu loát và mạch lạc trong vòng 1.5 phút vẫn tốt hơn nói chậm và do dự trong suốt 2 phút. Việc nói khoảng 1.5 phút nhưng lưu loát, rõ ràng và mượt mà sẽ không ảnh hưởng đến điểm của bạn, nói trong 1.5 phút với nhiều lỗi và sự ngập ngừng thì có nhé!
5. Trả lời lạc đề sẽ bị điểm thấp?
KHÔNG HOÀN TOÀN!
Kỹ năng Speaking được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí: Fluency, Pronunciation, Grammar và Vocabulary. Bạn không cần ý tưởng quá độc đáo hoặc xuất sắc, miễn là cách trả lời và ngôn ngữ bạn sử dụng nhuần nhuyễn. Trả lời hơi lạc đề so với chủ đề cũng không sao, miễn là bạn không đi quá xa.
Ví dụ: Đề Part 2 yêu cầu bạn “Describe a garden you have visited”, bạn có thể bắt đầu bằng việc nói về cách bạn di chuyển, làm cách nào bạn biết đến nơi này … trước khi bắt đầu miêu tả khu vườn.
Tuy nhiên, trả lời lạc đề khác với hiểu sai câu hỏi! Ví dụ: Đề hỏi về Plants (Thực vật) mà bạn hiểu nhầm sang Plans (Kế hoạch) thì sẽ hạ điểm phần Vocabulary nhiều!
6. Không trả lời theo 4 gợi ý của part 2 thì bị điểm thấp?
KHÔNG!
Trong 4 tiêu chí đánh giá không hề đưa ra yêu cầu này. Cue card tồn tại để giúp các bạn brainstorm nhanh chóng và hiệu quả hơn, các bạn nếu đã có những ý tưởng của riêng mình và cảm thấy tự tin về chúng thì hoàn toàn có thể không cần follow theo những gợi ý mà cue card đưa ra.Tuy nhiên, do thời gian chuẩn bị cho part 2 chỉ có 1 phút ngắn ngủi, Arrow khuyên rằng tốt nhất bạn nên dựa vào 4 gợi ý của cue card và tự mình triển khai thêm những ý khác.
*Kết luận:
Hãy tránh mắc phải những lầm tưởng phổ biến này để đạt điểm cao trong bài thi IELTS Speaking. Hãy nhớ rằng, sự tự tin, trôi chảy và sử dụng ngôn ngữ chính xác là những yếu tố quan trọng nhất để gây ấn tượng với giám khảo.
*Bonus:
–Ngoài việc tránh những lầm tưởng trên, bạn cũng nên chú ý luyện tập thường xuyên để cải thiện khả năng nói tiếng Anh của mình. Tham gia các lớp học luyện thi IELTS Speaking, luyện tập trả lời các câu hỏi theo chủ đề, và ghi âm lại bài nói của mình để tự đánh giá và sửa lỗi.
Chúc các bạn thành công!