Những điểm cần lưu ý trước khi vào phòng thi IELTS máy tính

Theo Arrow được biết, rất nhiều sĩ tử vẫn còn khá băn khoăn về việc có nên chọn  thi IELTS trên máy tính không. Hy vọng với bài viết hôm nay, Arrowenglish sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về những đặc điểm của kỳ thi IELTS trên máy tính và tự tin chinh phục mục tiêu của mình nhé! 

 

Tổng quan: 

  •  Mức giá của kỳ thi IELTS trên máy tính không có sự thay đổi gì so với thi trên giấy, do vậy việc chọn hình thức thi tuỳ thuộc vào nhu cầu cũng như thế mạnh của mỗi thí sinh. Nếu bạn là một người đã quen làm việc với máy tính hằng ngày thì việc đánh máy và nhìn màn hình liên tục 3 tiếng trong kì thi IELTS sẽ trở nên dễ dàng và phù hợp với bạn nhất.
  • Thủ tục đăng ký thi rất đơn giản, các bạn học viên chỉ cần liên hệ với bộ phận tư vấn tuyển sinh là sẽ được hỗ trợ ngay từ quy trình đăng ký cho đến lấy bảng điểm hộ sau thi.
  • Bạn nên đến địa điểm thi làm thủ tục check-in sớm hơn giờ thi 30-45 phút để đề phòng bất kỳ sự trục trặc nào, tránh dẫn đến trễ giờ thi. 

Trước khi thi: 

  • Các bạn sẽ được ban tổ chức phát sẵn 01 chai nước, 02 cây bút chì và 01 cục gôm, 01 tờ giấy nháp. Ngoài ra, bạn không được mang theo vật dụng gì vào phòng thi. 
  • Bạn không được ra khỏi phòng vào 10 phút cuối của mỗi phần thi. 
  • Bạn nên kiểm tra kỹ chất lượng âm thanh và âm lượng của tai nghe, độ nhạy của bàn phím và máy tính mình ngồi để đảm bảo quyền lợi của mình trong khi thi. Nếu có vấn đề thì báo ngay cho ban tổ chức. 

Trong khi thi: 

  1. Listening

  • Hiện nay đề thi Listening cả trên giấy và máy tính đều không có câu hỏi ví dụ mà chỉ có phần hướng dẫn chung trước khi vào bài. Bạn có thể chỉnh âm lượng vào bất cứ thời điểm nào trong thời gian thi Listening bằng thanh trượt ở góc trên bên phải màn hình. Arrow khuyên các bạn nên để volume mặc định hoặc nhỏ hơn một chút vì tai nghe đã chống ồn tốt rồi, nếu để volume quá to có thể gây ù tai ảnh hưởng đến khả năng nghe.
  • Phần thi Listening trên máy tính cũng chia section như trên giấy. Phía dưới màn hình có các nút tròn đánh số từ 1 đến 40, chia theo section, bạn có thể click vào số tương tự để nhảy giữa các câu.
  • Sau mỗi section bạn có khoảng 1 phút để kiểm tra câu trả lời ( lâu hơn so với thi trên giấy), bạn nên chú ý nghe audio và type vào câu trả lời ngay. Nếu không chắc chắn về câu nào, bạn có thể click vào câu đó và chọn Review ở góc dưới bên trái màn hình, nút tròn đánh số câu đó sẽ trở thành nút hình vuông để bạn dễ quay lại kiểm tra. Bạn có thể xem lại bất kỳ câu hỏi nào đã qua, và nhớ check lại các câu bạn đánh dấu review trước khi hết giờ. 
  • Cuối giờ bạn có 2 phút để kiểm tra lại các đáp án thay vì 10 phút để transfer câu trả lời từ nháp sang answer sheet như thi trên giấy, tuy nhiên nếu bạn đã điền luôn câu trả lời trên máy rồi nên đây cũng không phải một vấn đề quá lớn. 
  1. Reading

  • Layout của phần thi Reading cũng có 40 câu hỏi được chia làm 3 section tương ứng với 3 bài đọc, có thể nhảy qua lại và có chức năng review giống như phần Listening. Nếu gặp rắc rối với một bài đọc nào đó, bạn có thể chuyển sang làm bài khác để tránh mất thời gian bằng cách chọn câu hỏi tương ứng ở thanh bên dưới. 
  • Phần Reading có chức năng highlight và note để hỗ trợ các bạn có trải nghiệm làm bài giống với kỳ thi trên giấy nhất. 
  • Một điểm cộng của việc thi Reading trên máy tính là các bạn có thể nhìn song song phần bài đọc và câu hỏi, điều này rất có ích trong việc tìm câu trả lời dựa vào các từ khóa. 
  1. Writing

  • Writing trên máy tính là thay đổi được đánh giá cao nhất, đặc biệt đối với những người viết tay chậm hoặc chữ chưa được đẹp. Nếu bạn là một người đánh máy tính nhanh thì hình thức thi máy tính sẽ mang đến cho bạn lợi thế tuyệt vời. 
  • Trong phòng thi, bạn có thể tùy ý chuyển giữa 2 task và tận dụng các lệnh cut/copy/paste y như sử dụng Word hay Notepad. Ngoài ra, máy tính có chức năng word count giúp bạn kiểm soát độ dài bài viết, cực kỳ tốt cho những người bạn còn lo lắng về khả năng ước lượng số từ của mình.
  1. Speaking

Phần thi Speaking không có sự thay đổi so với bài thi giấy, bạn vẫn trò chuyện trực tiếp với một examiner.

 

 

 

Tổng kết:

* Ưu điểm:


– Layout màn hình rõ ràng, thân thiện, chỉ cần biết dùng máy tính là được.


– Có thể tuỳ ý chỉnh volume, nhảy qua lại giữa các câu hỏi, highlight, note, cut/copy/paste, đánh dấu review khi cần.


- Có chức năng word count.

– Có kết quả sớm hơn thi trên giấy rất nhiều. Sau khoảng 3-5 ngày là thí sinh đã có thể check được kết quả trên mạng cũng như có bảng điểm.

* Nhược điểm:

– Phần thi Listening có thể sẽ hơi khó hơn đối với các bạn chưa chắc kỹ năng nghe vì thời gian bị rút ngắn đôi chút. 

– Việc phải nhìn quá lâu vào màn hình có thể gây mỏi mắt, nhất là ở phần Reading. Tuy nhiên các bạn có thể được điều chỉnh cỡ chữ, màu sắc chữ nên cũng đỡ hơn.

Hình thức thi trên máy tính so với thi trên giấy có phần thuận tiện hơn, đặc biệt là đối với những người quen làm việc với máy tính. 

 

Các bạn có thể vào đây để trải nghiệm thử giao diện thi trên máy tính và tìm hiểu thêm nhé. 

 

Hi vọng bài viết trên đã phần nào giúp các bạn hình dung được những điều cần lưu ý trước khi vào phòng thi. Arrowenglish chúc các bạn ‘ra trận’ thành công và đạt kết quả thi như ý nhé!

 

Mới nhất từ Krystal Tran

facebook youtube email