IELTS Listening – Không chỉ là nghe | Arrowenglish

Nếu bạn đang thắc mắc tại sao kết quả bài test IELTS Listening vẫn không có cải thiện dù bản thân rất chăm làm practice test, có thể là do bạn chưa kết hợp đủ các yếu tố để thoát khỏi sự bão hòa đó. Các yếu tố đó là gì?

1. See the big picture – Nhìn được bức tranh toàn cảnh

Sử dụng tiêu đề và các đề mục để giúp bạn có được bức tranh tổng thể về nội dung mình sắp nghe, nói cách khác để đặt mình trong tình huống của bài nghe.

Việc này sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý cũng như dự đoán từ vựng liên quan. 

Bước này cực kỳ quan trọng với Part 4 – Lecture (Bài giảng). Đừng mắc sai lầm khi nhảy thẳng vào nghe từng chỗ trống mà không nắm được nội dung mình sẽ nghe.

Ví dụ: Với bài này, chủ đề lớn là  Lịch sử cà phê.  Bạn có thể nắm được điều này từ Title (tiêu đề). Tiếp theo, sử dụng tư duy logic sẽ thấy toàn bộ bài được triển khai theo mốc thời gian, được đánh dấu cụ thể bằng các heading (đề mục). Tập trung vào những dấu hiệu này sẽ giúp bạn luôn tập trung cao độ vào tình huống và câu chuyện được nói.

2. Underline content words – Gạch dưới từ chứa nội dung quan trọng

Dạng bài Multiple choice là một thử thách với nhiều thí sinh. Lượng thông tin dày đặc các sự lựa chọn na ná nhau là lý do chủ yếu.

Để giải quyết các câu hỏi của IELTS Listening, đặc biệt là dạng bài này, cần áp dụng chiến thuật: mắt nhìn – óc nghĩ – tai nghe – tay gạch dưới từ khóa

Chú ý gạch dưới những từ quan trọng giúp bạn phân biệt lựa chọn A, B, C.

 Ví dụ: Trong câu hỏi và lựa chọn dưới đây, content words là những từ màu cam. 

Alice says that before doing this project

A. she was unaware of what certain foods contained

B. she was too lazy to read food labels

C. she was only interested in the number of calories

Hành động gạch dưới từ khóa sẽ giúp não bộ tập trung vào các thông tin quan trọng và tránh việc nghe thiếu, nghe sót.

3. Double check – Kiểm tra cẩn thận

Trước khi nghe, luôn đọc kỹ instruction để không nhầm lẫn dạng bài và yêu cầu đề.

Sau khi nghe, kiểm tra cẩn thận đáp án với checklist sau:

  • Đã viết đúng số từ quy định chưa?

  • Với danh từ, có đúng số ít/ số nhiều chưa?

  • Có sai chính tả không?

  • Có câu trắc nghiệm nào chưa ghi đáp án vào ô không?

  • Có viết lệch đáp án vào ô bên trên/ dưới không?

Đây là một trường hợp đáng tiếc viết lệch ô đáp án

4. Review errors – Nhìn lại các sai sót

Trong quá trình luyện tập, đừng nhìn vào số lượng bài practice test đã làm để xác định mình đã sẵn sàng cho bài thi hay chưa. Số lượng không bằng chất lượng! Quan trọng nhất, sau mỗi bài, cần chắc chắn rằng bạn không còn mắc lại sai sót của những bài trước đó.

Ví dụ: Bạn biết chắc lỗi của mình là hay sai số ít/ số nhiều → Cần làm bước chuẩn bị thật kỹ, xem kỹ từng chỗ trống cần điền loại từ gì → nếu xác định là danh từ, đánh dấu lại để đến chỗ đó nghe thật thật kỹ.

 

THEO DÕI ARROWENGLISH ĐỂ CẬP NHẬT THÊM CÁC BÀI GIẢI MẪU VÀ KIẾN THỨC CHO KỲ THI IELTS CÁC BẠN NHÉ! 

We are everywhere. Find us on: Facebook/ Instagram/ Youtube

Mới nhất từ Krystal Tran

facebook youtube email